Bột Sâm Lạnh

270.000 

Bột Sâm Lạnh

270.000 

Nhập số lượng:

Nước sâm là lựa chọn giải khát lý tưởng vào mùa hè. Không chỉ giải nhiệt hiệu quả, nước sâm còn được ưa chuộng bởi công dụng toàn diện đối với cơ thể.

Hiện nay, với độ “phủ sóng” rộng rãi, nước sâm không còn quá xa lạ với mỗi người. Dù miền Nam hay miền Bắc, thức uống này rất dễ tìm mua. Thậm chí, bạn có thể tự nấu nước sâm để thưởng thức cùng gia đình.

Nước sâm là gì?

Nước sâm (sâm lạnh) hay nước mát là sự kết hợp bởi nhiều loại thảo dược bằng cách đun sôi. Đường phèn là nguyên liệu tạo nên vị ngọt thanh đặc trưng của thức uống này.

nước sâm là gì

Tại miền Nam, nước sâm là thực phẩm giải khát phổ biến. Không khó để bạn tìm mua nước sâm ở các vỉa hè hay các cửa hàng. Thậm chí, bạn có thể tự nấu thức uống này tại nhà. Sự hòa quyện hương thơm, mùi vị giữa các nguyên liệu là điều làm nên sức hấp dẫn của nước sâm.

Trên hết, một cốc sâm lạnh giữa mùa hè oi ả mang đến bạn cảm giác sảng khoái tức thì. Chưa dừng lại ở đó, nước sâm còn giúp cải thiện sức khỏe một cách đáng kể.

Công dụng thành phần của nước sâm

Nước sâm có nhiều phiên bản tùy vào số lượng thành phần tạo nên. Màu sắc của thức uống này cũng có sự khác nhau dựa theo sự chênh lệch tỉ lệ nguyên liệu khi nấu.

Tuy nhiên, về cơ bản, nước sâm thường có màu đen, nâu hoặc vàng nhạt. Thức uống này thường có 6 thành phần phổ biến là mía lau, rễ tranh, râu bắp (râu ngô), thuốc dòi, thục địa và rong biển.

công dụng thành phần của nước sâm

Tùy vào khu vực nguyên liệu và khẩu vị cá nhân, bạn có thể tùy ý thêm bớt các thành phần trên. Một số nguyên liệu thay thế khác có thể kể đến như: bí đao, la hán quả, táo tàu,…

Được kết hợp bởi nhiều thảo dược và thảo mộc, nước sâm vì thế mà phát huy dược tính đa dạng từ các nguyên liệu này.

Mía lau

Trong Đông y, mía lau có tên gọi là cam giá. Đây là cây thân thảo với vị ngọt, tính bình đặc trưng.

Mía lau có tác dụng thanh nhiệt, trợ tỳ, giải ban, nhuận huyết. Vì vậy, đây là thảo dược rất hữu hiệu để giải cảm, tiêu đờm, trị ho, táo bón và các triệu chứng nhiệt miệng, nóng trong người.

Rễ tranh

Rễ tranh (rễ cỏ tranh) thuộc họ lúa, có tên gọi khác là bạch mao căn. Đặc trưng của nguyên liệu này là vị ngọt, tính hàn.

Các công dụng nổi bật của rễ tranh có thể kể đến như làm mát máu, lợi tiểu, điều hòa thân nhiệt. Ngoài ra, rễ tranh còn giúp thuyên giảm chứng bứt rứt và nóng trong người.

Râu bắp

Râu bắp (râu ngô) là thành phần rất gần gũi và dễ tìm. Đây là nguyên liệu được dùng làm thuốc bởi những công dụng đa dạng. Râu ngô giúp điều trị các bệnh về đường tiết niệu như bí tiểu, tiểu rắt buốt, tiểu ra máu,… Ngoài ra, râu ngô còn giúp hạ huyết áp và hỗ trợ thuyên giảm các triệu chứng vàng da, các bệnh về gan, mật.

Thuốc dòi

Thuốc dòi (bọ mẳm) thuộc họ gai, có vị ngọt nhạt, tính hàn đặc trưng. Công dụng chính của thuốc dòi là điều trị các bệnh liên quan đến viêm phế quản. Các triệu chứng như ho dai dẳng, viêm họng, ho khan, ho có đờm đều được vị thuốc này điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, thuốc dòi còn được dùng để thuyên giảm các bệnh về da như lở loét, mụn nhọt. Thông sữa, chữa răng đau, sát trùng cũng là công dụng của nguyên liệu này.

Thục địa

Thục địa là vị thuốc Đông y chuyên về bổ máu, bổ thận tráng dương. Đây là bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị cao huyết áp, kinh nguyệt không đều, huyết hư,… Ngoài ra, thục địa còn giúp bảo vệ gan, lợi tiểu và kháng viêm hiệu quả.

thục địa trong nước sâm

Đây còn là vị thuốc được dùng cho người có thể trạng yếu, thường xuyên uể oải. Bổ sung thục địa hằng này sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ thiếu máu, các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi vì suy nhược.

Rong biển

Rong biển (tảo bẹ) là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao bởi đa dạng vitamin và khoáng chất.

Rong biển thường được dùng trong nước sâm là rong biển khô. Đây được xem là nguồn muối thiên nhiên lành tính cho sức khỏe. Rong biển giúp bổ sung natri và chất khoáng – các yếu tố thường bị mất đi thông qua tiết mồ hôi.

Ngoài ra, rong biển còn cải thiện chức năng tuyến giáp, hỗ trợ hệ tiêu hóa, hệ tim mạch. Đây cũng là thực phẩm giúp ổn định lượng đường trong máu và giảm nguy cơ loãng xương.

Các công thức nước sâm phổ biến

Tùy nguyên liệu ở mỗi vùng miền mà thành phần nước sâm có sự thay đổi. Ngoài ra, khẩu vị cá nhân cũng tạo nên nhiều công thức nước sâm khác nhau. Bạn có thể tùy chọn nhiều phiên bản nước sâm từ các cửa hàng giải khát. Thậm chí, tự nấu nước sâm là một trải nghiệm thú vị.

Các công thức nước sâm phổ biến

Dưới đây là một số công thức nước sâm phổ biến.

Nước sâm rong biển

Nước sâm rong biển khô là công thức đơn giản có thể làm tại nhà để gia đình thưởng thức.

Đây là thức uống có thành phần chính là rong biển. Khi nấu, cần chú ý thời gian và mức độ lửa để rong biển không bị tanh và đắng. Bạn có thể bổ sung các nguyên liệu khác như bông cúc, mã đề, bông ngò, râu bắp, rễ tranh…

Nước sâm mía lau đường phèn

Mía lau đường phèn rất dễ uống vì vị ngọt thanh, mát lành. Nhìn chung cách nấu thức uống này không có nhiều sự khác biệt ở các phiên bản.

Theo tên gọi, mía lau và đường phèn là nguyên liệu đặc trưng. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung bí đao, bông cúc, râu bắp,… để tăng thêm hương vị.

Sâm 24 vị

Sâm 24 vị là công thức nước sâm có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nước sâm 24 vị rất nổi tiếng vì hương thơm hòa quyện của đa dạng các loại thảo dược.

Sâm 24 vị được xem là một vị thuốc tổng hợp lành tính. 24 vị thuốc có trong thức uống này là mang đến những lợi ích nhất định cho cơ thể.

Sâm bổ lượng

Sâm bổ lượng còn được gọi là chè sâm bổ lượng, có nguồn gốc từ Quảng Đông (Trung Quốc). Đây là công thức kết hợp bởi nhiều loại thảo mộc và thảo dược khác nhau, dùng để giải khát và bổ sung năng lượng, cải thiện sức khỏe.

sâm bổ lượng

Sâm bổ lượng được xem phiên bản “cao cấp” và đẹp mắt nhất của nước sâm. Sâm bổ lượng thường gồm các nguyên liệu bắt buộc như: nhãn nhục, hạt sen, phổ tai, hoài sơn, táo tàu đỏ, hạt bo bo và đường phèn.

Mua nguyên liệu nấu nước sâm

Nước sâm là thức uống phổ biến với giá thành khá rẻ. Vấn đề vệ sinh trong khâu chế biến là điều rất đáng để lưu tâm. Hiện nay, nước sâm không chỉ được bày bán ở vỉa hè mà còn lưu động trên các xe đẩy. Các ngã đường với xe cộ tấp nập, khói bụi là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh của thức uống này.

Mua nguyên liệu nấu nước sâm

Vì vậy, tự nấu nước sâm ở nhà là một lựa chọn không tồi. Tùy vào điều kiện nguyên liệu, bạn có thể thực hành công thức nước mát ở nhiều phiên bản khác nhau.

Cách chọn nguyên liệu

Nguyên liệu nấu nước sâm thường được bày bán ở dạng tươi và khô. Ở dạng tươi, bạn cần để ý về độ tươi xanh của từng thành phần. Mía lau mọng nước, rễ tranh tươi, lá dứa không bị bầm, úa,…

Nếu chọn mua nguyên liệu khô, bạn cần lưu ý các tiêu chí như: bông cúc không bị ẩm, rong biển không bị mốc, thục địa phải có màu đen sẫm. Ngoài ra, quả la hán nên chọn quả tròn, to, khi lắc không phát ra tiếng kêu trong ruột.

Địa điểm mua nguyên liệu

Tại Hồ Chí Minh, Quận 5 là khu vực nổi tiếng để bạn mua nguyên liệu nấu nước sâm. Đây là nơi sinh sống lâu đời của nhiều người Hoa. Mua nguyên liệu ở đây, bạn còn được chia sẻ các kinh nghiệm nấu nước sâm sao cho chuẩn vị.

Tại Hà Nội, bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng chuyên về thảo dược.

địa điểm mua nguyên liệu nấu nước sâm

Tuy nhiên, để đáp ứng người tiêu dùng, nguyên liệu nước sâm đã được bày bán ở các siêu thị. Winmart, Bách Hóa Xanh, Coopmart là các địa điểm bạn dễ dàng tìm mua với tên gọi “nguyên liệu nước mát”.

Tùy vào khối lượng và thương hiệu, một gói nguyên liệu thường dao động từ 15.000 – 25.000 VND.

Nếu quá bận rộn để chế biến, bạn có thể chọn bột sâm lạnh để tiết kiệm thời gian. Bột sâm lạnh được sản xuất theo công nghệ hiện đại, bằng quy trình khép kín. Điều này giúp bạn yên tâm về vấn đề vệ sinh. Trên hết, bột sâm lạnh vẫn giữ trọn vẹn dinh dưỡng và công dụng vốn có từ nguồn thảo dược ban đầu.

Ngoài cách mua trực tiếp, bạn có thể mua trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu để bạn tùy ý lựa chọn.

Cách nấu nước sâm

Công thức nấu nước sâm cơ bản của văn hoá Việt Nam gồm 5 thành phần cơ bản: rễ tranh, sâm đất, la hán quả, rong biển và thục địa. Đây là sự hòa quyện về dược tính và hương vị. Tất cả làm nên công dụng đa dạng của thức uống này.

Cách nấu nước sâm

Dưới đây là công thức nấu nước mát cơ bản cùng các nguyên liệu phổ biến. Tỉ lệ thành phần này dành cho 4 người dùng. Tùy vào nhu cầu giải khát và số lượng thành viên, bạn có thể tăng giảm liều lượng nguyên liệu thích hợp.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Rong biển (50g)
  • Mía lau (30g)
  • Mã đề (50g)
  • Rễ tranh (50g)
  • Bông ngò (10g)
  • Râu ngô (50g)
  • Nước lọc (1.5 – 2 lít)
  • Lá dứa (2 -5 nhánh)
  • Đường phèn
  • Muối (nửa thìa cà phê)
  • Thau, nồi, ray lọc

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các nguyên liệu khác như: hoa cúc, bí đao, táo tàu, nhãn nhục,… để tăng thêm vị giác.

Sơ chế

  • Ngâm nguyên liệu với một ít muối. Rửa sạch và để ráo
  • Mía lau chẻ mỏng hoặc dập nhỏ. Có thể dùng nước mía ép hoặc mật mía thay thế.
  • Lá dứa cắt khúc.

Cách nấu

Bước 1: Xếp một nửa số mía vào nồi. Cho các nguyên liệu còn lại như rễ tranh, mã đề, râu ngô, lá dứa, bông ngò,.. lên trên. Số mía còn lại đặt lên trên cùng. Cho khoảng 2 lít nước lọc vào để ngập nguyên liệu. Đun sôi từ từ.

Bước 2: Hớt bọt khi nước sôi. Tiếp tục đun với lửa nhỏ từ 15 – 20 phút. Có thể trực tiếp vớt phần xác hoặc dùng rây để lọc lấy nước. Cho đường phèn tùy khẩu vị. Tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi đường phèn tan hết. Khuấy đều, nếm thử vị sao cho ưng ý và tắt bếp.

Bạn cần lưu ý rằng nước sâm chuẩn màu, chuẩn vị sẽ có màu vàng hoặc ngả nâu, vị ngọt thanh, dịu nhẹ. Dù đã được ướp lạnh, nước sâm vẫn có mùi đặc trưng tổng hợp của các nguyên liệu tạo thành.

Bảo quản nước sâm

Bảo quản nước sâm là vấn đề cần lưu tâm. Có thể bảo quản trong ngăn mát hoặc ướp trong thùng đá nhưng thời gian bảo quản không quá 24 giờ. Dược tính của các thảo mộc sẽ bị giảm sút nếu bảo quản quá lâu. Nước sâm sẽ bị chua, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bảo quản nước sâm

Sâm bổ lượng có thời gian bảo quản lâu hơn so với nước sâm thông thường.

Bạn có thể bảo quản sâm bổ lượng qua đêm nhưng cách khoa học nhất vẫn là bảo quản trong tủ lạnh.

Thậm chí, thời gian bảo quản sâm bổ lượng có thể kéo dài từ 1 – 3 ngày. Bạn không nên khuấy quá nhiều ở nguồn thực phẩm đang được bảo quản. Điều này sẽ khiến sâm bổ lượng dễ bị chua và biến chất.

Khi nấu nước sâm hay sâm bổ lượng, bạn đều phải chờ nguội hẳn rồi mới tiến hành bảo quản.

Lưu ý khi sử dụng nước sâm

Bản chất nước sâm là sự kết hợp của các loại thảo dược, chính vì vậy thức uống này vẫn mang dược tính nhất định.

Liều lượng

Bạn có thể uống nước mát mỗi ngày nhưng không được uống thay thế nước lọc. Nếu dùng quá nhiều hoặc thay thế nước lọc sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Đối tượng

Nước sâm rất bổ dưỡng đối với đa dạng đối tượng. Trong đó, người cao tuổi và trẻ em vẫn nhận về những lợi ích từ thức uống lành tính này.

Tuy nhiên, đây là hai nhóm người cần có sự “khắt khe” hơn khi dùng, tùy thuộc vào thể trạng và thời gian.

Theo đó, người cao tuổi bị huyết áp thấp thì không nên dùng nước sâm. Trẻ em không nên uống nước sâm vào ban đêm. Đặc biệt, dùng nước sâm sau 22 giờ sẽ bị lạnh bụng.

Nước sâm là sự hội tụ đa dạng các loại thảo dược, mang đến công chăm sóc sức khỏe toàn diện. Sự hòa quyện hương vị giữa các vị thuốc thiên nhiên còn giúp thức uống này thơm ngon, hấp dẫn. Bạn có thể nấu thức uống này tại nhà để giải nhiệt cùng gia đình. Thậm chí, nấu nước sâm để bán là một ý tưởng kinh doanh tiềm năng trong những ngày hè khắc nghiệt.

YEVA tin rằng bạn đã có những thông tin đầy đủ nhất về nước sâm thông qua bài viết trên. Mùa hè sẽ không còn quá oi nồng khi bạn có cho mình thức uống giải khát bổ dưỡng này.

0865834497