Rau má không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn là bài thuốc quý giúp phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, một số đối tượng cũng có sự cân nhắc khi sử dụng rau má. Trong đó, người bị bệnh tiểu đường rất phân vân về việc sử dụng loại rau này. Liệu người mắc bệnh tiểu đường có uống rau má được không? Hãy cùng YEVA giải đáp ở bài viết sau đây.
Tiểu đường uống rau má được không?
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Nguyên nhân chính của bệnh là do rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Việc thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả hai đều làm cho đường máu tăng cao. Bệnh nhân tiểu đường nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, ở những giai đoạn nặng, bệnh còn gây tử vong.
Một số nghiên cứu tiến hành trên loài chuột cho thấy rau má có nguy cơ làm tăng lượng cholesterol và chỉ số đường huyết. Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào trên người chứng minh điều này.
Vậy nên, kết quả thí nghiệm trên chỉ khuyến cáo người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng rau má sao cho an toàn nhất. Ngoài ra, thực đơn đi kèm cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và thuyên giảm bệnh tiểu đường.
Đây là con số an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh tiểu đường không nên sử dụng rau má. Cụ thể:
- Người có chỉ số đường huyết ở mức cao hoặc quá cao. Những đối tượng này nếu dùng rau má có thể gây rối loạn đường huyết mức cao. Ngoài ra còn làm giảm hiệu quả của lộ trình điều trị.
- Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt, 3 tháng đầu thai kỳ không nên sử dụng rau má vì có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.
- Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng thuốc hoặc bổ sung các thuốc chống co giật, thuốc điều trị rối loạn lipid máu. Nếu sử dụng rau má sẽ gây ra các phản ứng đối với thuốc. Có thể làm giảm dược tính hoặc gây các tác dụng phụ.
- Người sử dụng thuốc an thần. Các hoạt chất trong rau má sẽ xúc tác với các thành phần của thuốc, có thể gây hiện tượng chậm nhịp thở.
Vậy nên, người bị tiểu đường vẫn có thể uống rau má nếu không thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên. Khi dùng nước rau má, cần lưu ý về liều lượng và thời gian sử dụng. Đây là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tối ưu và khả năng xuất hiện tác hại nếu không tuân thủ đúng những chỉ dẫn quan trọng.
Lưu ý khi sử dụng rau má
40g rau má mỗi ngày là liều lượng khoa học được khuyến cáo. Con số này áp dụng đối với những người có sức khỏe tốt, thể trạng bình thường. Riêng nhóm người bị suy tĩnh mạch, mức an toàn để mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất là 60 – 180mg/ngày.
Để bảo quản rau má hiệu quả và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, cần tuân thủ một số chỉ dẫn quan trọng. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình bảo quản rau má và đảm bảo rau má giữ được đầy đủ các giá trị dinh dưỡng của nó.
Tóm lại, người tiểu đường có thể uống rau má. Tuy nhiên cần chú ý đến mức độ của bệnh, liều lượng và thời gian sử dụng loại rau này. Đây là mấu chốt giúp bạn vừa cải thiện sức khỏe nhờ vào các công dụng của rau má nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
Hi vọng YEVA đã chia sẻ đến bạn thông tin bổ ích và cần thiết. Sử dụng rau má thường xuyên sẽ mang đến những thay đổi tích cực về sức khỏe. Trên hết, trang bị kiến thức một cách đầy đủ và khoa học về đối tượng, liều lượng và thời gian sẽ giúp bạn luôn yên tâm trong việc sử dụng bất cứ thực phẩm nào.