Uống nước sâm có tốt không?

Mùa hè đến, nhu cầu giải khát của mọi người tăng cao. Trong vô vàn các loại đồ uống đáp ứng nhu cầu này, nước sâm nổi lên như một trong những lựa chọn phổ biến nhất vì nhiều lí do. Vị ngọt thanh, hương thơm nhẹ đã làm nên sức hút của thức uống này với người dùng. Uống nước sâm có tốt không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Hãy để YEVA giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé.

Trước tiên, chúng ta sẽ cần tìm hiểu nước sâm là gì?

Nước sâm là gì?

Nước sâm là tên gọi dân gian gắn cho các loại nước giải khát nấu từ những vị thuốc Đông Y như mía lau, rễ tranh, la hán, râu ngô, sâm đất,… Ngoài ra, phụ thuộc vào phong tục và sở thích, mọi người có thể thêm những nguyên liệu như rong biển, bông cúc, kỳ tử, mã đề,… Công thức nước sâm khá đa dạng. Thức uống này là sự kết hợp hài hòa giữa các loại thảo dược khác nhau.

Uống nước sâm có tốt không?

Các nghiên cứu cho thấy nước sâm mang lại những ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe người dùng. Thức uống này vừa làm mát vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Được nấu từ những loại thảo dược lành tính, nước sâm gần như không gây hại gì cho bạn. Chúng ta có thể thấy các thành phần của nước sâm đều là những vị thuốc thanh nhiệt, giải độc. Sau đây là những công dụng nổi bật nhất của thức uống này.

Tác dụng của nước sâm:

  • Sâm đất có chứa các chất fructooligosaccharide rất tốt cho người bị cao huyết áp. Loại thảo dược này có tác dụng hạ huyết áp và cung cấp các chất miễn dịch cho cơ thể.
  • Quả la hán – một loại quả vị ngọt, tính mát quen thuộc ở Việt Nam. Với vị ngọt tự nhiên, loại quả này được sử dụng để thay thế để thay thế các loại đường xấu – có hại cho máu. Quả la hán giúp tình trạng thừa cân, béo phì thuyên giảm và có thể ngăn ngừa ung thư.
  • Thục địa (thảo dược có vị ngọt) có công dụng chủ yếu là dưỡng huyết, tinh tủy, bổ thận, nuôi can thận,… Bên cạnh đó, nó còn giúp điều hòa nội tiết tố và làm đen râu tóc.
  • Râu ngô là một loại thảo dược có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng tiêu thũng, lợi tiểu, bình can, lợi đàm. Loại thảo dược này hỗ trợ bài tiết và giúp mật hoạt động tốt hơn.
  • Mía lau là một loài thực vật thuộc họ Hòa thảo (Poaceae). Theo Đông Y còn có tên gọi khác là cam giá. Có tác dụng chỉ khát, hòa trung, khoan cách, hành thủy. Bên cạnh đó mía lau còn giúp lợi tiểu và thanh nhiệt cơ thể.

Những lưu ý khi sử dụng nước sâm.

Chúng ta không nên sử dụng nước sâm để thay thế nước lọc hằng ngày. Điều này dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải của cơ thể. Bên cạnh đó, các nguyên liệu trong nước sâm có tính hàn. Nếu chúng ta lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng lạnh bụng, tiêu hóa kém.

Hy vọng YEVA đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích qua bài viết trên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *