Uống nước sâm mỗi ngày có tốt không?

Nước sâm là thức uống không thể thiếu trong những ngày hè oi bức. Vị ngọt thanh, hương thơm nhẹ cùng những lợi ích nhất định cho cơ thể đã làm nên sức hút của loại nước này đối với đa dạng người dùng. Trên hết, công dụng của nước sâm ngày càng được công nhận rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại liệu uống nước sâm mỗi ngày có tốt không? Bài viết hôm nay của YEVA sẽ giúp bạn gỡ rối thắc mắc trên.

Nước sâm là gì?

Nước sâm là loại nước được nấu từ nhiều loại thảo dược khác nhau. Một số vị thuốc có trong nước sâm có thể kể đến như: rễ tranh, la hán quả, sâm đất, rong biển,… Tuỳ vào điều kiện nguyên liệu và khẩu vị người dùng, nước sâm còn có các thành phần quen thuộc khác như bông cúc, râu bắp, kỷ tử, mã đề, lá dứa, lẻ bạn,…

Uống nước sâm mỗi ngày có tốt không?

Công thức nước sâm rất đa dạng. Một số loại nước sâm rất phổ biến như: nước sâm nhãn nhụcnước sâm la hán quảnước sâm bông cúc, nước sâm thảo mộc… Nếu muốn trải nghiệm nước sâm chuẩn vị người Hoa với đầy đủ các loại thảo dược, nước sâm 24 vị là một lựa chọn lý tưởng cho bạn.

Theo công thức nấu chuẩn vị cơ bản của văn hoá Việt Nam, nước sâm thường gồm 5 thành phần cơ bản: rễ tranh, sâm đất, la hán quả, rong biển và thục địa. Đây là sự kết hợp hài hoà về dược tính và hương vị. Tất cả làm nên lợi ích đa dạng của thức uống này.

Vì vậy, nước sâm hội tụ đầy đủ công dụng của từng thành phần tạo nên nó.

Sâm đất

Sâm đất đóng vai trò quan trọng trong việc bồi bổ cơ thể. Đây là thực phẩm phù hợp cho những người có triệu chứng suy nhược, hay ra mồ hôi, huyết áp thấp. Ngoài ra, sâm đất còn giúp giảm đau và tiêu viêm, hỗ trợ thuyên giảm các cơn đau về xương khớp.

Hợp chất fructooligosaccharide có trong sâm đất được chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường và ngăn ngừa ung thư đại tràng. Bên cạnh đó, nhuận tràng, giảm ho, thanh nhiệt và làm mát gan là những công dụng của sâm đất đã được công nhận.

Rễ tranh

Rễ tranh hay rễ cỏ tranh là một loại dược liệu phổ biến trong Đông y. Rễ tranh có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hoá, thuyên giảm các triệu chứng như tiểu ra máu, hen suyễn,… Đây còn là bài thuốc dân gian giúp giảm lượng cholesterol trong máu, nâng cao sức khoẻ xương khớp.

Thục địa

Là vị thuốc Đông y được chế biến từ phần rễ cây địa hoàng. Thục địa có thể dùng ở dạng tươi hoặc sấy khô. Đây là bài thuốc chuyên về dưỡng huyết và bổ thận.

Chính vì vậy, thục địa phát huy công dụng trong việc cân bằng nội tiết tố, giúp hỗ trợ phòng và điều trị một số biểu hiện như tồn đọng khí hư, tóc bạc sớm, kinh nguyệt không đều.

La hán quả

Giải độc, chống oxy hoá, tăng cường hệ miễn dịch cũng là một số công dụng mà loại quả này mang lại.

Rong biển (tảo bẹ)

Là thực phẩm thuần thiên nhiên với hàm lượng dinh dưỡng cao và sự lành tính, an toàn đối với sức khoẻ. Rong biển có công dụng điều hoà cơ thể, hỗ trợ thải độc trong máu, ngăn ngừa ung thư.

Vitamin C có trong rong biển còn giúp bổ sung năng lượng, thúc đẩy hình thành và tái tạo collagen, giảm thâm, hồi phục vết thương nhanh chóng.

Có thể nói, nước sâm là sự hội tụ đa dạng các loại thảo dược, mang đến công dụng toàn diện cho cơ thể. Bên cạnh đó, hương vị hoà quyện giữa các vị thuốc thiên nhiên còn giúp thức uống này thơm ngon, hấp dẫn, khó lòng cưỡng lại.

Bạn có thể uống nước sâm mỗi ngày nhưng không được uống thay thế nước lọc. Bản chất nước sâm là sự kết hợp của các loại thảo dược, chính vì vậy thức uống này vẫn mang dược tính nhất định. Nếu dùng quá nhiều hoặc thay thế nước lọc sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

YEVA hi vọng với những thông tin trên, bạn đã có thêm sự tin cậy và thuyết phục để bổ sung nước sâm vào thực đơn giải khát và chăm sóc sức khoẻ mỗi ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *