Nguyên liệu nấu sâm mía lau

Nước sâm hay sâm lạnh là thức uống rất dễ làm nhưng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nước sâm có rất nhiều công thức. Trong đó, sâm mía lau phổ biến hơn cả vì nguyên liệu dễ tìm và độ ngọt thanh khó cưỡng. Cùng YEVA tìm hiểu nguyên liệu nấu sâm mía lau để có ngay thức uống giải nhiệt hấp dẫn này.

Sâm mía lau là gì?

Nước sâm mía lau là sự kết hợp của mía lau cùng nhiều loại thảo dược. Trong đó, các vị thuốc đóng vai trò chủ đạo tạo nên hương vị của nước sâm. Các thành phần thảo dược có thể kể đến như: rễ tranh, la hán quả, sâm đất, rong biển, bông cúc, râu bắp, kỷ tử, mã đề, lá dứa, lẻ bạn,… Khi nấu cùng mía lau, thức uống này trở nên tròn vị hơn nhờ vào độ ngọt thanh, dịu nhẹ tự nhiên của mía.

Nguyên liệu nấu sâm mía lau

Sâm mía lau là thức uống phổ biến, dễ nấu nhưng không hề kém cạnh về công dụng và hương vị. Nguyên liệu rất dễ tìm, bạn có thể tham khảo công thức nấu sâm mía lau với các nguyên liệu cơ bản sau:

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các thành phần khác như: nhãn nhục, hoa cúc, bí đao,… để tăng thêm hương vị.

Cách nấu sâm mía lau cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng đúng nguyên liệu và liều lượng thành phần như trên.

Cách nấu sâm mía lau không quá khác biệt so với các loại nước sâm khác. Bạn có thể thử với nước sâm nhãn nhục, nước sâm la hán quả, nước sâm bông cúc, nước sâm thảo mộc.

Công dụng của nước sâm mía lau

Sâm mía lau là sự kết hợp hài hoà về dược tính và hương vị. Tất cả làm nên lợi ích đa dạng của thức uống này đối với sức khỏe.

Vì vậy, công dụng của nước sâm mía lau hội tụ đầy đủ công dụng của từng thành phần tạo nên nó.

Sâm đất

Sâm đất thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể. Đây là thực phẩm bổ dưỡng đối với những ai có triệu chứng suy nhược, xanh xao, huyết áp thấp. Ngoài ra, sâm đất còn giúp giảm đau, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị xương khớp. Fructooligosaccharide có trong sâm đất có tác dụng điều trị đái tháo đường và ngăn ngừa ung thư đại tràng. Mát gan, giảm ho, thanh nhiệt cũng là những công dụng mà thành phần này mang lại.

Rễ tranh

Rễ tranh, còn gọi là rễ cỏ tranh, là vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Rễ tranh có tác dụng nhuận tràng, thuyên giảm các triệu chứng như hen suyễn, tiểu ra máu,… Đây còn là bài thuốc dân gian giúp giảm lượng cholesterol trong máu một cách hiệu quả và lành tính.

Thục địa

Thục địa được chế biến từ phần rễ của cây địa hoàng. Đây là vị thuốc quý trong Đông y với công dụng chuyên về bổ thận, dưỡng huyết. Thục địa có thể dùng ở dạng tươi hoặc sấy khô. Thành phần này mang đến công dụng cân bằng nội tiết tố, đẩy lùi và cải thiện một số biểu hiện như rau tóc bạc sớm, kinh nguyệt không đều, khí hư tồn đọng.

La hán quả

La hán là loại cây thân leo. Quả la hán là vị thuốc quý trong Đông y.

Rong biển (tảo bẹ):

Rong biển là có hàm lượng dinh dưỡng cao và sự lành tính, an toàn đối với sức khoẻ. Thực phẩm thiên nhiên này giúp điều hòa cơ thể, hỗ trợ thải độc máu, đẩy lùi sự hình thành các tế bào ung thư. Vitamin C có trong rong biển mang đến công dụng bổ sung năng lượng, kháng viêm, tăng cường tái tạo collagen và hồi phục vết thương nhanh chóng.

Sâm mía lau là sự hội tụ đa dạng các loại thảo dược, mang đến công dụng toàn diện cho cơ thể. Hương vị hoà quyện giữa các vị thuốc thiên nhiên còn giúp thức uống này thơm ngon, tròn vị hơn bao giờ hết. Bạn có thể tự nấu thức uống này để thưởng thức cùng gia đình. Thậm chí, sẽ rất tiềm năng nếu bạn nấu nước sâm để bán trong mùa hè oi bức.

Với những thông tin trên, YEVA chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng để thực hiện ngay công thức giải khát “quốc dân” này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *