Nước cốt dừa là thành phần “góp mặt” trong nhiều món ăn Nam Bộ. Đây không chỉ là gia vị, nguyên liệu trong ẩm thực mà còn là thức uống được ưa thích. Mặc dù là thực phẩm thiên nhiên lành tính, nước cốt dừa vẫn rất “khắt khe” đối với một số đối tượng nhất định. Những ai không nên ăn nước cốt dừa? Mời bạn cùng YEVA tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Nước cốt dừa là gì
Những ai không nên ăn nước cốt dừa?
Nước cốt dừa chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, lành tính cho sức khỏe. Một số thành phần dinh dưỡng có thể kể đến như: đường tự nhiên, chất chống oxy hóa, đạm, kali, clorua, magiê,… Ngoài ra, các vitamin nhóm B và chất khoáng cũng là nguồn dưỡng chất có trong thực phẩm này. Nước cốt dừa giúp cân bằng điện giải, bổ sung năng lượng, nâng cao sức khỏe.
Nước cốt dừa nếu được dùng vừa phải sẽ mang đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe. Ngược lại, lạm dụng nước cốt dừa sẽ gây nên các tác động xấu đến cơ thể. Đây cũng là thực phẩm được khuyến cáo không nên dùng ở một số đối tượng cụ thể.
Lưu ý khi sử dụng nước cốt dừa
Dừa được xem là thực phẩm giàu chất béo. Mặc dù là chất béo thuần thiên nhiên nhưng đây là thành phần có axit béo no cao. Thành phần này khi đi vào cơ thể sẽ có sự chuyển hóa, gây những tác động không tốt đến người bị tiểu đường.
Nước cốt dừa dùng để giải khát rất tốt. Nhâm nhi nước cốt dừa cũng không làm bạn tăng cân. Tuy nhiên nhóm người ăn kiêng và đang trong lộ trình giảm cân cần hạn chế thức uống này.
Đối tượng cân nhắc sử dụng nước cốt dừa
- Người bị xơ vữa động mạch
- Người có vấn đề tim mạch
Bất cứ thực phẩm nào nếu dùng quá nhiều đều gây nên tác dụng phụ. Nước cốt dừa cũng không ngoại lệ. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn nước cốt dừa từ 1 -2 lần/tuần.
Đặc biệt đối với những đối tượng trên, việc cân nhắc sử dụng thực phẩm này là điều hết sức cần thiết.
Hi vọng với bài viết trên, YEVA đã mang đến bạn những thông tin bổ ích về việc sử dụng nước cốt dừa. Trang bị kiến thức về thực phẩm một cách khoa học sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc sức khỏe chính mình và những người thân yêu.