Tía tô, bên cạnh những tác dụng trong lĩnh vực ẩm thực và làm đẹp, còn được công nhận là bài thuốc phòng và điều trị một số bệnh. Trong số đó, dùng lá tía tô chữa bệnh gút là phương pháp được nhiều người áp dụng nhằm thuyên giảm các cơn đau do gút gây nên. Nhưng không phải ai cũng biết cách nấu lá tía tô chữa bệnh gút sao cho đúng. Hãy để YEVA hướng dẫn các bạn cách nấu lá tía tô chữa bệnh gút qua bài viết sau nhé.
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu bệnh gút là gì?
Bệnh gút là gì?
Gút (gout) hoặc thống phong là một bệnh lý gây đau đớn và bất tiện cho cá nhân. Các nguyên nhân của căn bệnh này xuất phát từ chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh. Việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm giàu purin và fructose cao khiến cơ thể không thể điều chỉnh nồng độ axit uric ở mức ổn định. Điều này dẫn đến sự tích tụ quá mức axit uric trong huyết thanh – yếu tố chủ yếu gây ra gút.
Ngoài ra, người mắc bệnh gút thường không có lối sống vận động, thiếu hoạt động thể chất đều đặn, điều này làm gia tăng nghiêm trọng các triệu chứng bệnh.
Các bệnh nhân gút thường phải đối mặt với cơn đau kéo dài. Những triệu chứng viêm nhiễm, sưng tấy và đỏ ở các khớp ngón tay và ngón chân là nguyên nhân chính gây ra cơn đau. Đôi khi, những người mắc gút ở mức độ nặng và kéo dài còn không thể di chuyển do sưng phù và sự tổn thương nghiêm trọng ở các khớp.
Cách nấu lá tía tô chữa bệnh gút
Theo Đông y, tía tô thuộc nhóm dược liệu tính ấm. Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng độc, kháng viêm,… Từ xa xưa, người Việt đã dùng tía tô để điều trị các bệnh viêm nhiễm. Một trong những chứng bệnh viêm nhiễm phổ biến nhất là thống phong (gout). Nếu áp dụng đúng đắn và đều đặn hằng ngày, những triệu chứng đau nhức, viêm sưng sẽ thuyên giảm đáng kể.
Sau đây là 2 phương pháp phổ biến nhất để nấu lá tía tô chữa gút:
- Nước lá tía tô: Chúng ta dùng 6 – 12g lá tía tô tươi rửa sạch và cắt nhỏ. Tiếp đến đun sôi chúng với nước trong khoảng 15 – 20 phút.
Sau khi đun sôi lọc bỏ cặn bã, chia nước thành nhiều lần để uống trong ngày.
Chúng ta nên sử dụng lúc ấm để đạt hiệu quả cao hơn và uống hết trong 1 ngày.

- Trà tía tô: Chúng ta phơi khô giòn lá tía tô dưới ánh mặt trời hoặc mang đi sấy ở nhiệt độ vừa phải để thu được lá tô khô. Sử dụng một lượng 5 – 7g lá tía tô khô hãm cùng nước sôi để thành trà. Trà tía tô nên được sử dụng khi còn nóng.
Những bài thuốc này có thể được sử dụng khi cơn gout cấp xuất hiện hoặc dùng đều đặn hằng ngày để kiểm soát lượng acid uric trong máu.
Hy vọng YEVA đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích qua bài viết trên.
Đọc thêm
Lá tía tô là một loại rau gia vị quen thuộc, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, một …
Lá tía tô (Perilla frutescens), không chỉ là một loại thảo dược thường được sử dụng trong ẩm thực, mà còn có nhiều tác dụng …
Tía tô (Perilla frutescens) là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam, có hương vị thơm ngon và …
Để có làn da khỏe đẹp tự nhiên, mặt nạ tía tô sữa chua là một giải pháp hữu hiệu và tự nhiên mà bạn …
Nám là một vấn đề da liễu phổ biến gặp ở nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Nó gây ra các vết sạm màu …