Bột tía tô đang rất phổ biến trên thị trường nhờ vào công dụng đa dạng đối với cơ thể. Không chỉ là bài thuốc quý, đây còn là thực phẩm giàu dinh dưỡng và là công thức làm đẹp hiệu quả, an toàn.
Tuy nhiên, thực phẩm nào cũng sẽ có những tác hại nhất định nếu sử dụng không đúng cách. Bột tía tô không phải là trường hợp ngoại lệ. Ở bài viết này, mời bạn cùng YEVA tìm hiểu về những tác hại của bột tía tô.
Bột tía tô và tác dụng quan trọng với cơ thể
Bột tía tô là sự cô đọng của lá tía tô ở dạng bột mịn hoặc tinh chất hòa tan. Để thu được thành phẩm, nguyên liệu phải trải qua các công đoạn phơi hoặc sấy khô, sau đó được nghiền thành bột.
Nhờ vào công nghệ hiện đại, bột tía tô ở dạng mịn, hòa tan đã dần thay thế thành phẩm được nghiền thủ công. Điều này làm nên sự tiện lợi và đa dạng trong cách dùng của bột tía tô. Trên hết, bột tía tô vẫn giữ trọn hàm lượng dinh dưỡng của lá tía tô tươi. Vì vậy, thực phẩm này luôn mang lại những hiệu quả bất ngờ cho sức khỏe.
Một số tác dụng của của bột tía tô có thể kể đến như: giải cảm, chữa chứng đầy bụng khó tiêu, giải độc, hỗ trợ điều trị bệnh gout… Ngoài ra, thực phẩm này còn phát huy tốt vai trò trong việc làm đẹp. Dù dùng để uống hay đắp mặt, không thể phủ nhận những công dụng của bột tía tô đối với làn da. Trị mụn, giảm thâm, mờ sẹo, loại bỏ tế bào chết, dưỡng ẩm,… là những lợi ích nổi bật mà bột tía tô mang lại.
Tác hại của bột tía tô
Bất kỳ thực phẩm nào cũng đều gây ra tác hại nếu dùng quá nhiều. Tía tô không có nhiều tác hại đáng kể, tuy nhiên vẫn gây ra vài ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn lạm dụng.
Trong Đông y, tía tô được xem là một bài thuốc. Chính vì vậy, bài thuốc có phát huy hiệu quả đúng cách và đúng đối tượng hay không đều phụ thuộc vào những chỉ dẫn và khuyến cáo mang tính khoa học và tin cậy.
Vì những đặc tính riêng biệt và thành phần dinh dưỡng đặc trưng, tía tô cần được cẩn trọng khi sử dụng. Theo đó, những đối tượng sau được các thầy thuốc và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng tía tô:
- Người bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với tía tô: Đây là đối tượng không nên dùng bột tía tô vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Người cao huyết áp, phụ nữ mang thai và trẻ em:
Nghiên cứu cho thấy một số hoạt chất trong tía tô có khả năng làm tăng huyết áp nếu dùng quá nhiều.
Bột tía tô cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và gây tác động tiêu cực đến mẹ bầu và trẻ nhỏ nếu bị lạm dụng hoặc dùng thường xuyên trong một thời gian dài.
- Những người hay ra mồ hôi trộm: Một trong những đặc tính của tía tô là kích thích tiết mồ hôi. Nếu dùng tía tô quá liều sẽ khiến bạn mất nước, ảnh hưởng đến nội tiết tố, quá trình sinh hoạt và các hoạt động thường ngày.
Liều lượng sử dụng cũng là một yếu tố bạn cần lưu tâm. Đối với người lớn có thể trạng bình thường, không thuộc các trường hợp được đề cập ở trên, liều lượng khoa học là từ 5 – 10g bột tía tô mỗi ngày. Riêng trẻ nhỏ, 2 – 4g/ngày là mức an toàn để sử dụng. Vì vị tía tô khá khó uống đối với trẻ, bạn nên cho bột tía tô vào cháo hoặc súp để bé dễ dùng hơn.
Bột tía tô nói riêng và những thực phẩm khác nói chung đều sẽ phát huy tối đa công dụng vốn có nếu chúng ta sử dụng một cách đúng đắn và khoa học. Trong đó, đối tượng và liều lượng sử dụng là hai yếu tố rất quan trọng. Hi vọng bài viết trên của YEVA đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn. Trang bị thông tin cần thiết sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong việc sử dụng bột tía tô để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình mỗi ngày.
Đọc thêm
Lá tía tô là một loại rau gia vị quen thuộc, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, một …
Lá tía tô (Perilla frutescens), không chỉ là một loại thảo dược thường được sử dụng trong ẩm thực, mà còn có nhiều tác dụng …
Tía tô (Perilla frutescens) là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam, có hương vị thơm ngon và …
Để có làn da khỏe đẹp tự nhiên, mặt nạ tía tô sữa chua là một giải pháp hữu hiệu và tự nhiên mà bạn …
Nám là một vấn đề da liễu phổ biến gặp ở nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Nó gây ra các vết sạm màu …