Rau má kỵ với gì?

| 09/03/2023

Rau má hay còn gọi là Tích tuyết thảo hoặc Lôi công thảo là loài cây thuộc họ Hoa tán. Loài cây này có nguồn gốc từ châu Á và các đảo ở Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, rau má được mọi người yêu thích và sử dụng như thực phẩm từ xa xưa. Ngoài ra, loài cây này còn được xem như 1 bài thuốc trong Đông y do có dược tính cao. Nhưng cũng chính vì dược tính cao của nó mà chúng ta không thể sử dụng 1 cách tùy tiện.

Rau má có tốt không? Rất tốt, nhưng nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách thì sẽ mang đến những tác hại khôn lường. Vậy rau má kỵ với gì? Sau đây YEVA sẽ giúp các bạn tìm hiểu về những điều cấm kỵ khi sử dụng rau má.

Rau má kỵ với gì?

Theo Đông y, rau má tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Chính vì vậy, loại rau này không nên được sử dụng bởi những người có cơ thể hàn tính.

Những người có cơ thể hàn tính

Người có cơ thể hàn tính hay người thể hàn là những người có huyết áp, mỡ máu và đường huyết tương đối thấp.

Dù rau má làm tăng lượng đường trong máu nhưng lại gây giảm cholesterol (mỡ) trong máu và gây tụt huyết áp.

Người thể hàn sử dụng rau má thường xuyên sẽ dẫn đến các chứng bệnh như phong hàn, lạnh bụng, huyết áp thấp…

Những người bị tiểu đường

Những người bị tiểu đường là những người đã có sẵn lượng đường trong máu cao. Rau má làm tăng lượng đường trong máu, khiến căn bệnh này càng trầm trọng thêm. Ngoài ra rau má còn làm giảm tác dụng của Insulin và các loại thuốc điều trị tiểu đường khác.

Người đang sử dụng thuốc tây

Bên cạnh thuốc điều trị tiểu đường, rau má còn tương tác và làm giảm tác dụng của 1 số loại thuốc tây khác. Loại rau này có thể tương tác với các thuốc chữa mất ngủ, thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin và các thuốc điều trị mỡ máu. Do đó người đang sử dụng những loại thuốc này nên hạn chế sử dụng nước rau má.

Người có kế hoạch mang thai và đang mang thai

Những người đang mang thai hoặc mong muốn mang thai, nên hạn chế sử dụng rau má. Nguyên nhân là do trong rau má chứa 1 số chất làm gia tăng sự co bóp tử cung, gây động thai và khó thụ thai. Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu nên tuyệt đối tránh sử dụng rau má vì có khả năng gây sảy thai cao.

Những lưu ý khác khi sử dụng rau má

Ngoài những điều cấm kỵ ở trên, chúng ta cũng cần lưu ý 1 số điều khi sử dụng rau má:

  • Không đi nắng ngay sau khi uống nước rau má, có thể gây chóng mặt, bất tỉnh.
  • Không nên dùng nước rau má để thay thế nước lọc. Không chỉ rau má, lạm dụng bất cứ thứ gì cũng đều gây hại.
  • Hạn chế cho đường vào nước rau má, nên thay thế bằng vài lát gừng tươi.

Hi vọng với những thông tin trên, YEVA đã giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình cho câu hỏi phổ biến Rau má kỵ với gì?

Đọc thêm

Tới tháng uống rau má được không?
Tới tháng uống rau má được không?

Rau má là một loại rau phổ biến ở Việt Nam. Rau má có vị đắng, tính mát, có nhiều công dụng tốt cho sức …

| 15/09/2023
Rau má và kinh nguyệt: Lợi ích và lưu ý khi sử dụng
Rau má và kinh nguyệt: Lợi ích và lưu ý khi sử dụng

Rau má là một loại rau quen thuộc, có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Rau má có nhiều công …

| 12/09/2023
Cách nấu cao rau má đúng chuẩn
Cách nấu cao rau má đúng chuẩn

Rau má là một loại rau phổ biến ở nước ta, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt, giải độc, mát …

| 08/09/2023
Lưu ý khi bảo quản nước rau má
Tới tháng có nên uống rau má không?

Rau má là một loại rau thơm phổ biến ở Việt Nam. Rau má có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, bao gồm thanh …

| 05/09/2023
Tới tháng có nên uống rau má không
Rau má có tác dụng gì cho kinh nguyệt?

Rau má có nhiều tác dụng cho sức khỏe, trong đó có tác dụng cho kinh nguyệt. Các chất dinh dưỡng có trong rau má …

| 29/08/2023
0865834497
Index